Đồng hồ chênh áp là thiết bị được sử dụng để đo sự khác biệt về áp suất giữa hai môi trường khác nhau. Đồng hồ chênh áp thường được đặt giữa hai phòng gần nhau, đặc biệt là trong các môi trường phòng sạch..
Chúng ta đều nhận thức về tầm quan trọng của chênh lệch áp suất trong môi trường phòng sạch. Để đo và kiểm soát chênh lệch áp, việc sử dụng đồng hồ đo chênh áp là không thể thiếu. Trong bài viết này, chãy cùng Thiết bị phòng sạch VCR khám phá về một loại đồng hồ chênh áp hàng đầu hiện nay - Đồng hồ chênh áp Dwyer - Magnehelic.
Đồng hồ chênh áp là gì?
Trước tiên chúng ta phải hiểu đồng hồ chênh áp là gì đã.
Đồng hồ chênh áp là một thiết bị dùng để đo độ chênh lệch áp suất giữa hai nơi môi trường khác nhau.
Nó còn thường được gọi với các tên khác nhau như là "Đồng hồ đo chênh lệch áp suất" hoặc "Đồng hồ đo chênh áp". Tuy nhiên so với 2 cái tên Đồng hồ đo chênh lệch áp suất và Đồng hồ đo chênh áp thì cái tên Đồng hồ chênh áp được nhiều người sử dụng hơn.
Lịch sử của đồng hồ chênh áp Dwyer – Magnehelic
Tên "Magnehelic" của đồng hồ chênh áp bắt nguồn từ hai thuật ngữ "Magnet" và "Helix". Magnehelic là một giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả, giải quyết vấn đề đo chênh lệch áp suất thấp mà nhiều khách hàng đối diện.
Nguyên lý hoạt động của đồng hồ này dựa trên sự chênh lệch áp suất của không khí, phụ thuộc vào trọng lực và mật độ chất lỏng. Tuy nhiên, thách thức là chất lỏng bên trong thiết bị sẽ bay hơi theo thời gian, đòi hỏi việc bổ sung và hiệu chuẩn định kỳ.
Năm 1953, J. Dwyer đã phát minh ra đồng hồ chênh áp Magnehelic, dựa trên một màng ngăn áp dụng áp suất chênh lệch lên một trong hai mặt của màng ngăn silicone. Sự thay đổi áp suất biến đổi màng ngăn, tạo ra sự di chuyển của nam châm, từ đó kích hoạt chuyển động xoắn. Đường xoắn này dẫn đến việc di chuyển con trỏ chỉ thị trên thang đo. Không có liên kết cơ học giữa nam châm và vòng xoắn; sự biến đổi nhỏ của áp suất được đo được dịch và hiển thị một cách đơn giản và chính xác nhất.
Xem thêm: Lý do phải sử dụng đồng hồ chênh áp
Thông số kỹ thuật của đồng hồ đo chênh áp Magnehelic
-
Dải đo: -60 – 60Pa; 0 – 60Pa; 0 – 250Pa; 0 – 500Pa; 0 – 750Pa; …
-
Đường kính mặt đồng hồ: 120mm
-
Độ chính xác: 2%
-
Nhiệt độ làm việc: lên đến 60 độ C
-
Kết nối: 1/8” F NPT
-
Hãng: Dwyer – USA
-
Model: Series 2000.
Cấu tạo của Đồng hồ chênh áp Magnehelic
Chi tiết cấu tạo của đồng hồ chênh áp Magnehelic:
-
Bezel
-
Clear plastic face: Mặt nhựa trong
-
Precision litho – printed scale: Mặt nhựa trong
-
Calibrated range: Phạm vi hiệu chỉnh
-
Red tipped pointer: Con trỏ màu đỏ
-
Pointer stops: Con trỏ dừng
-
“Wishbone” assembly: Lắp ráp "xương ước"
-
Jeweled bearings: Vòng bi nạm ngọc
-
Helix: Vòng xoắn
-
Zero Adjustment screw: Vít điều chỉnh Zero
-
O-ring seal: Vòng đệm chữ O
-
Overpressure Protection Blowout plug: Phích cắm Blowout bảo vệ quá áp
-
Die cast aluminum case: Vỏ nhôm đúc
-
Silicone rubber diaphragm: Diaphragm cao su silicone
-
Samarium Cobalt magnet: Nam châm Samari Coban
Chi tiết đóng gói đồng hồ chênh áp Magnehelic – Dwyer
-
Đồng hồ chênh áp
-
Đầu nối ren NPT 1/8
-
Khối NPT 1/8
-
Đinh nhỏ
-
Chân cao su
-
Đinh dài
Nguyên lý hoạt động của Đồng hồ chênh áp Magnehelic
Đồng hồ chênh áp Magnehelic được thiết kế với một màng ngăn cực kỳ nhạy, để phản ứng với các biến đổi của áp suất. Khi áp lực tác động lên màng ngăn, nam châm sẽ phản ứng một cách tương ứng và di chuyển đến vị trí thích hợp.
Để đảm bảo rằng màng ngăn hoạt động chính xác, việc đặt đồng hồ phải được thực hiện một cách chính xác. Nó cần được đặt sao cho kim chỉ ngang làm sao cân bằng và ở vị trí thẳng đứng khi đo áp suất. Nếu nam châm không ở trong vị trí đúng và thẳng đứng, màng ngăn có thể bị chênh lệch và đưa ra các số đo không chính xác.
Cách lắp đặt đồng hồ đo chênh áp Dwyer – Magnehelic
Quy trình lắp đặt đồng hồ đo chênh áp thường được thực hiện theo 5 bước sau và ta có thể áp dụng tương tự cho đồng hồ Magnehelic:
Bước 1: Gắn hai khối NPT 1/8 vào mặt lưng của đồng hồ chênh áp Magnehelic và vặn chặt bằng tua-vít.
Bước 2: Gắn hai đầu nối ren NPT 1/8 vào hai mặt bên của đồng hồ và vặn chặt bằng cờ-lê.
Bước 3: Mỗi đồng hồ chênh áp đi kèm ba đinh nhỏ và ba chân đế cao su. Gắn mỗi đinh vào một chân đế cao su và sau đó gắn chúng vào ba vị trí trên đồng hồ, tiếp tục vặn chặt bằng tua-vít (Lưu ý: gắn đúng vị trí).
Bước 4: Đóng ba đinh lớn vào ba chân đế cao su, sao cho mặt của đồng hồ hướng ra bên ngoài (đối diện với người lắp đặt).
Bước 5: Gắn hai ống đo vào hai đầu nối ren.
Lưu ý: Thường chỉ cần gắn một ống đo, và ống này sẽ được luồn qua tường panel qua một lỗ khoan để đo áp suất trong phòng. Trong khi đó, đầu nối ren còn lại sẽ được để trống để đo áp suất tại khu vực lắp đặt đồng hồ. Từ đó, có thể tính toán được chênh lệch áp giữa hai khu vực.